Hướng dẫn bạn step by step tự thiết kế 1 logo đẹp, ấn tượng, thỏa mãn mong muốn của bản thân :
Logo là một biểu tượng đại diện cho thương hiệu, chúng thường được tạo ra bởi đôi bàn tay tài hoa của những designers. Tuy nhiên, nếu bạn muốn tự mình thiết kế logo cho bản thân hoặc đơn giản là không muốn bỏ ra chi phí để “thuê người vẽ giúp” thì đây quả là việc khó khăn.
Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn step by step tự thiết kế 1 logo đẹp, ấn tượng, thỏa mãn mong muốn của bản thân và thu hút người nhìn dù bạn là một người mới chân ướt chân ráo tập tành vẽ vời hay là người có nhiều kinh nghiệm trong nghề.
Bài viết sẽ đi theo 4 phần lớn như sau:
- Ý tưởng thiết kế logo
- Nguyên lý thiết kế logo
- Các bước thiết kế logo trên giấy
- Thiết kế logo trên máy
Ý tưởng thiết kế logo
Thiết kế logo là một lĩnh vực không phải cứ học là có thể giỏi, sáng tạo và có mắt thẩm mỹ tốt. Do đó, nếu bạn tự thấy mình là một người không có khả năng trong việc nghĩ ra mẫu logo đẹp để biến chúng thành của riêng, hãy tham khảo 11 ý tưởng thiết kế sáng tạo độc đáo,sticker cute của những designers bậc thầy để tìm cho mình nguồn ý tưởng để thiết kế logo nhé ^^
Logo hình phương tiện giao thông
Logo chiếc lá
Logo sáng tạo
Logo viết tắt chữ cái đầu
Logo thực phẩm
Retro logo
Thiết kế logo dạng phẳng
Thiết kế logo theo hướng vẽ tay
Kenetic logo
Negative space
Thiết kế logo qua những đường kẻ đơn
Nguyên lý thiết kế logo
Mỗi một lĩnh vực thiết kế đều có nguyên tắc thiết kế riêng, thiết kế logo cũng vậy. Dưới đây là 13 nguyên tắc vàng bạn cần tuân thủ khi thiết kế logo, hãy đọc kĩ và ứng dụng nó một cách khoa học nhé !
-
- Phác họa ý tưởng với giấy và bút trước khi làm trên máy tính. Thiết kế những phiên bản khác, càng nhiều càng đúng cái bạn cần. Bạn đừng rơi vào tình yêu với ý tưởng đầu tiên.
- Cần phải có cái nhìn cân bằng và tạo sự cân bằng, cân đối cho thiết kế. Tạo hình dáng và bố trí độc đáo. Đưa logo vào bố cục vuông nếu có thể, tránh những bố cục khó hiểu. Các chi tiết trên logo cần thẳng hàng. Trái, trung tâm, phải, trên, dưới. Logo nhìn phải thành khối, không có chi tiết bị cô lập.
- Kích thước của logo là yếu tố quan trọng. Logo trông phải nhất quán trên những chất liệu khác nhau.
- Sử dụng màu sắc một cách sáng tạo. Tránh màu sáng, màu mới và tối, màu mờ nhạt. Không nên dùng quá 3 màu. Logo trông vẫn đẹp với 2 màu đen trắng. Một bức tranh không phải là logo.
- Phong cách thiết kế phải phù hợp với công ty. Logo không nhất thiết phải nói lên hình ảnh hoạt động của công ty.
- Lựa chọn kiểu chữ và cỡ chữ phù hợp. Không dùng nhiều hơn 2 loại font với cùng một logo. Font chữ phải rõ ràng, ngay cả người già cũng có thế đọc được.
- Mục tiêu của việc thiết kế là sự nhận biết được thương hiệu. Logo cần dễ miêu tả và có một vài liên hệ tới cái nó tượng trưng. Nếu nhãn hiệu dễ nhớ, nên cho nhãn hiệu vào logo. Nếu logo có cả biểu tượng và chữ, hãy đặt chúng sao cho chúng bổ sung lẫn nhau. Đảm bảo vẫn nhận ra logo khi nhìn ngược, khi thay đổi kích thước, khi nhìn trong gương…
- Can đảm tạo nên sự khác biệt trong logo. Quan tâm đến tính năng chứ không phải đổi mới. Bạn nên biết khán giả là ai trước khi thiết kế. Cân nhắc địa điểm và cách logo được sử dụng, tạo cảm giác vững chắc và tự tin, tránh sự yếu đuối và buồn tẻ.
- Thiết kế nó càng đơn giản càng tốt. Logo không nên làm rối trí khán giả. Hãy xóa bỏ mọi thứ mà bạn cảm thấy hoàn toàn không cần thiết, tránh chi tiết rườm rà. Logo phải dễ dàng nhận diện được. Hãy nhớ không phải tất cả các logo đều cần 1 biểu tượng!
- Tạo hiệu ứng đơn giản. Không dùng clipart trong bất cứ trường hợp nào. Không dùng hiệu ứng đặc biệt như gradient, drop shadow, reflection, light burst,… Dùng sharp line cho doanh nghiệp cần sự vững chãi, smooth line cho doanh nghiệp cần sự nhẹ nhàng uyển chuyển, không dùng tagline trên logo, không dùng biểu tượng swoosh hay globe.
- Hãy hiểu rõ khách hàng của mình, và luôn thiết lập quá trình giao tiếp và bàn bạc với họ. Phát triển mẫu thiết kế theo quy trình các bước để tạo nên sự chuyên nghiệp và sáng tạo được mẫu logo ưng ý nhất với cả người thiết kế và khách hàng bởi chính họ mới là người thực sự tương tác với logo mà bạn thiết kế. Nhận ra rằng bạn sẽ không thiết kế một logo hoàn hảo. Tránh xu hướng thiết kế gần đây. Thay vào đó, hãy biến nó sống mãi với thời gian.
- Tham khảo để tìm ý tưởng chứ không sao chép. Đừng kết hợp các chi tiết từ những logo phổ biến khác rồi nói rằng đó là tác phẩm nguyên gốc.
- Thậm chí 1 công ty lớn cũng cần những logo nhỏ. Bạn hãy đảm bảo cho ít nhất 3 người xem tác phẩm đó, không quan tâm đến bố mẹ hay vợ, bạn nghĩ gì về thiết kế đó vì những người đó hiểu tác phẩm của bạn theo con người bạn chứ không phải theo những gì bạn thiết kế. Hãy làm ai cũng phải thích logo chứ không chỉ chủ nhân của nó.
Để hiểu rõ hơn, hãy đọc thật kĩ 2 nguyên tắc về căn bản và cấu tạo trong thiết kế logo trước khi bắt tay vào làm nhé !
A. Nguyên tắc cấu tạo.
1. Đường nét.
– Các đường nét tạo nên các kiểu trang trí, biểu tượng, hình ảnh. Chúng phải được sử dụng, bố trí một cách khôn khéo để truyền đạt thông điệp minh bạch. Mỗi đường nét sử dụng phải được bố trí hoàn hảo tạo nên mẫu vẻ hiệu quả nhất.
– Các đường gợn sóng gợi nên chuyển động dùng mô tả các hoạt động hay sản phẩm liên quan đến hàng hải. Các đường lan tỏa ám chỉ tia sáng mặt trời hoặc các chức năng tích cực, các chuyển động trực tiếp. Các đường lan tỏa cũng có thể ám chỉ chuyển động như nan hoa của bánh xe liên tưởng sự tiến nhanh của công ty.
Có thể sáng tạo đường nét để đem lại sự đối xứng, tương phản, tiêu điểm, sự xoay, phản chiếu, chuyển động, có thể sáng tạo bằng tay hay dụng cụ như Compa, cọ, bút chì.
– Có thể được vẽ với sự trau chuốt, nét đặc, nét gãy, chiều ngang, chiều dọc, chiều chéo hay tự do gợi cảm giác uốn lượn, tiến triển, phối cảnh hoặc nhịp điệu thông thường.
– Sử dụng để thể hiện một vật thể hay một ngụ ý quan trọng. Đảm bảo kết nối các đường nét khác nhau trong một logo một cách dung hòa. Các đường nét phải được tạo ra theo một phong cách chặt chẽ để tạo nên các hình khối và họa tiết cân xứng.
2. Không gian.
Đóng vai trò rất quan trọng ảnh hưởng đến toàn bộ mẫu thiết kế.
– Một logo được giới hạn về hình thức: kích thước và không gian, phải bố trí cho tất cả các thành phần của mẫu vẽ nằm trong một không gian giới hạn những phải phát huy tối đa tính thẩm mỹ, ngụ ý, tính biểu trưng cho hình ảnh công ty.
– Các hình tượng phải bố trí có không gian xung quanh chúng.
– Các khối hình học phải nổi bật so với không gian xung quanh.
– Tránh nhồi nhét, rối rắm trong mẫu thiết kế.
– Có những khoảng tối – âm, sáng – dương trong một logo.– Các hình khối, không gian được kết hợp thành một khối rõ ràng, không gây cảm giác mù mờ.
3. Bố cục.
– Gọn gàng.
– Hình thể đơn giản, khúc chiết.
– Đường nét, diện mảng, màu sắc phải cô đọng, không rối rắm.
4. Hình thức: phong phú.
– Hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, thoi, tam giác.
– Một đường thẳng, một nét nhấn trong một dòng chữ.
– Một đường cong hay một hình thể tự do.
5. Màu sắc.
– Hài hòa: Yếu tố tương phản, các màu cực mạnh (tạo tông màu mạnh), sự liên tưởng mạnh, các màu trung gian (tao nhã), màu pha trộn dẫn đến nhẹ nhàng.
– Tiết giản đến tối đa tránh sử dụng quá nhiều màu, rối rắm, lấn lướt hình tượng dẫn đến khó năm bắt được thông tin từ Logo.
– Các công ty thường đòi hỏi tối đa không quá 3 màu – một màu là tốt nhất, thuận lợi cho việc quảng cáo và in ấn.
– Phải tạo ra được màu sắc cố định.
– Tạo thành một dấu hiệu nhận biết.
– Liên quan mật thiết đến nền.
B. Quy luật căn bản.
1. Sự tối giản.
– Yêu cầu lược bỏ tối đa, gạn lọc đến cùng các yếu tố tạo hình chỉ để lại những gì đơn giản nhất, tinh túy nhất.
– Cô đọng, xúc tích về ý nghĩa để dễ nhận biết, dễ phân biệt, gây ấn tượng sâu, mạnh, tiện lợi cho việc sử dụng.
2. Sự cân bằng.
– Mỗi thành phần của mẫu vẽ đều cần có nhau để đạt được trạng thái cân bằng, đồng nhất theo quy luật đối xứng, bất đối xứng.
– Đảm bảo hai khía cạnh:
+ Các hình khối, đường nét, khoảng cách được ghép nối một cách tinh tế cân bằng.
+ Yếu tố tĩnh – âm, động – dương.
3.Tỷ lệ.
– Khảo sát, nghiên cứu tỷ lệ rất quan trọng trong thiết kế.
– Sử dụng thích ứng các hình khối, khuôn khổ liên quan với nhau.
– Với mọi kích thước diện tích thiết kế có thể chia ra theo nhiều tỷ lệ nhằm gây chú ý, sức hút khác biệt nhau.
– Các đường nét, bóng chìm, hình khối, chất liệu, màu sắc tạo nên tiêu điểm giúp mắt phản ứng khác nhau tùy thuộc vị trí của chúng trong mẫu thiết kế.
4. Sự trang nhã.
– Yếu tố truyền thống, văn hóa, xã hội.
– tính chân phương, mỹ thuật.
5. Sự hài hòa: Hai mặt.
– Tính đồng nhất trong các motif, các thành phần thiết kế.
– Tính cân bằng các thành phần thiết kế phải hài hòa về hình dáng và màu sắc.
6. Nhịp điệu.
– Cần đạt được “tính đồng nhất trong đa dạng”: nét vẽ, đường nét, hình khối đa dạng nhưng có thể thay thế cho nhau, mạnh mẽ, sinh động.
– Khuôn dáng, tỷ lệ đưa ra hình thành một cách tự nhiên.
7. Phong phú.
– Tư tưởng độc đáo.
– Hình thức sáng tạo.
Các bước thiết kế trên giấy
Để hiểu có thể tự thiết kế một logo ưng ý, hãy tham khảo quy trình thiết kế logo từ bước phác thảo đến khi hoàn thành sản phẩm cho khách hàng Complete Revamp của designer Alan Lee nhé!
Phần 1: Bản Creative Brief
Phần 2: Bản phác thảo
Sau khi đọc bảng tóm tắt ý tưởng, điều đầu tiên ông làm là lấy ngay bảng vẽ cho thiếu nhi.
Ông sử dụng bản giấy vẽ cho thiếu nhi vì chất liệu của chúng mềm mại hơn, gần với màu tự nhiên hơn so với giấy in trắng khổ A4. Mặt khác, ông không thích cảm giác làm việc “văn phòng” và màu sắc tươi sáng của lọai giấy kiểu này.
Như đã được đề cập trong cái tên Complete Revamp, một công ty chuyên về sửa chữa và làm mới. Mẫu logo phải mang tính mạnh mẽ, dứt khóat để truyền tải đuợc đúng tính chất của một công ty xây dựng.
Ở điểm này ông sẽ liệt kê mọi yếu tố có thể phù hợp để truyền tải ý tưởng, cố gắng để phát thảo trong đầu những hình ảnh liên quan đến chủ đề và liên kết chúng lại với nhau. Sau khi cân nhắc, ông chọn mô hình những khối đồ chơi bằng gỗ cho trẻ em để dựa theo đó mà thiết kế. Ông dùng Google để tham khảo thêm một số mẫu và tìm ra nguồn cảm hứng cho mình.
Ông chọn lọc ra một vài góc cạnh để từ đó phát triển ý tưởng lên. Cá nhân ông thích in chúng ra và đính lên bảng vẽ, hơn là xem trực tiếp trên màn hình.
Cuối cùng, ông cũng đã tìm được một dạng khối hình vòm thích hợp để mô phỏng chữ cái “C”, và một dạng khối hình vuông và tam giác nhìn giống chữ cái “R”.
Với hình dáng đuợc phát triển trên, ông nghĩ nó cũng sẽ rất tuyệt khi được thực hiện trên màn hình, cũng như trên bản thảo. Lý thuyết của ông là bạn càng dành nhiều thời gian đế phát thảo, thì kết quả cuối cùng khi bạn áp dụng vào đồ họa càng mỹ mãn. Ý tưởng là chủ đạo, máy tính chỉ là một công cụ để hiện thực hóa ý tưởng đó.
Phần 3: Máy tính
Đến bước này, ông scan bản phác thảo lên máy tính vào phần mềm Adobe Illustrator. Sau đó ông vẽ những đường nét lên trên bảng scan, vẽ hình vuông truớc và dùng công cụ Pathfinder để vẽ các dạng hình vòm.
Sau đó ông làm mềm các góc bằng cách vào mục Menu chọn Effects > Style > Round > Corners, và điều chỉnh bán kính góc tròn cho phù hợp. Bước này giúp cho logo nhìn bớt sắc cạnh.
Bước tiếp theo là chọn font chữ phù hợp, đây cũng là một bước mang tính quyết định. Font chữ không phù hợp có thể làm hỏng cả logo, cho nên bạn cần cân nhắc thật kỹ vấn đề này. Cách tốt nhất là bạn nên sử dụng phần mềm quản lý Font tên FontExplorer X. Chọn ra một vài mẫu bạn cho là phù hợp, và kích họat chúng để sử dụng trong Illustrator.
Ông đặt những mẫu chữ cạnh nhau, kế mẫu logo phát thảo. Việc này giúp ông dễ dàng so sánh và chọn xem mẫu nào là phù hợp nhất bằng cách lọai bỏ từ từ.
Cuối cùng, ông quyết định chọn mẫu tên Avant Garde Gothic Std. Hình dáng của font chữ này phù hợp, nhưng nó cần phải tròn trịa hơn. Ông dùng công cụ stroke line để làm đầy chúng lên và sau đó chuyển chúng sang dạng path sử dụng tùy chọn Create Outline bằng cách nhấp chuột phải lên phần mà bạn muốn chuyển đổi.
Nhìn chung, khi thiết kể logo bạn muốn cho font chữ phải hài hòa một khối với mẫu logo đã thiết kế. Trong trường hợp này, ông cảm thấy chữ “C” có vẻ quá lớn và không có cá tính, cho nên ông “chặt” nó ra một ít.
Ông muốn dòng chữ diễn đạt tốt hơn ý tuởng mang tính hình khối, cho nên ông gắn thêm một khối hình tam giác vào góc trên chữ “R”, đơn giản hóa chữ “t” và chia chữ “m” làm ba phần. Bây giờ thì dòng chữ với những dạng hình khối đã diễn đạt được ý nghĩa cho logo của nó.
Buớc cuối cùng là chọn bảng màu. Vì từ đầu ông đã thích màu xám và cam, nhưng tốt hơn là bạn nên thử với nhìêu màu sắc khác nhau để chọn cái hợp nhất. Màu xám diễn đạt một ý nghĩa mạnh mẽ và chững chạc, còn màu cam mang ý tròn trịa và có tầm ảnh hưởng, và nó cũng là một màu mang lại điểm nhấn. Ông cũng tô màu góc tam giác trên chữ “R” để cho nó phù hợp với logo, tạo nên một mối quan hệ giữa chúng. Cuối cùng, ông cảm thấy mẫu logo có vẻ hơi buồn tẻ và thiếu sức sống, ông muốn thêm vào đó một chút sinh khí mà màu cam chưa truyền tải hết được.
Ông xoay góc 45 độ để có một kết quả tốt hơn. Mẫu logo đã hòan thành và ông có thể đưa cho khách hàng đánh giá.
Kết quả: Mẫu logo ông vừa thiết kế xong rất có ý nghĩa, truyền tải được thông điệp và mới lạ. Đây cũng là mẫu mà ông đã giành chiến thắng trong cuộc thi thiết kể lo go của của công ty Complete Revamp.
Vừa rồi là quy trình để cho ra một logo hoàn chỉnh từ khâu lên ý tưởng đến thiết kế hoàn thiện, nếu bạn vẫn chưa thể đưa ra cho mình bản vẽ tay ưng ý, hãy tham khảo 36 bản phác thảo của 36 logo nổi tiếng trên thế giới để tìm kiếm ý tưởng vẽ cho mình nhé ^^
1. Citibank
2. Pinterest
3. Nike
4. Shell
5. I Love New York
6. Exxon Mobile
7. Starbucks
8. MailChimp
9. Atlassian
10. Mozilla Firefox
11. Atari
12. Badge
13.Take Action
14. Symbols
15. Branding Logo design
16. Flexibits
17. Latte Logo Process
18. Beautiful
19. Sketch LOGO
20. INVESTHAUS
21. Glissé
22. Sketches
23. close pins
24. Humdrum logo
25. Abstraction Sketch
26. Silverlining
27. Animal logo sketches
28. Gardens Sketch
29. Monogram
30. Swirrl Sketch
31. Personal Identity
32. Fuel Motorcycles
33. Esquina
34. Logotype
35. Coderbits
36. The Fitness Lab
Thiết kế trên máy
Công việc thiết kế logo trên máy là một công việc đòi hỏi bạn cần biết sử dụng phần mềm để thiết kế. Nếu bạn chưa biết nên sử dụng phần mềm nào để thiết kế, hãy tham khảo bài viết Tổng Hợp Những Phần Mềm Cần Có Cho Dân Thiết Kế Đồ Họa để chọn cho mình công cụ vẽ logo phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Sau khi đã sở hữu cho mình được phần mềm ưng ý là đến giai đoạn vẽ ý tưởng trên giấy vào máy. Trước hết bạn phải sử dụng thành thạo phần mềm thiết kế logo. Nếu bạn đã biết cách sử dụng phần mềm, bạn vui lòng đọc kĩ mục hướng dẫn thết kế logo từ khi mới lên ý tưởng đến hoàn thiện của designer Alan Lee mà tôi đã viết ở trên để thực hiện các bước vẽ trên máy nhé!.
CHÚC BẠN THÀNH CÔNG!